Sâu răng là một bệnh lý phổ biến trong lĩnh vực nha khoa, là kết quả do hoạt động quá mức của vi khuẩn gây ra. Sâu răng lâu năm nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng và có thể dẫn tới các biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Tìm hiểu ngay!
1. Sâu răng là gì?
Sâu răng là tình trạng nhiễm khuẩn của tổ chức canxi hóa, gây ra bởi sự hủy khoáng của các thành phần vô cơ và sự phá hủy của các thành phần hữu cơ trong mô cứng. Nói cách khác, sâu răng là tình trạng vi khuẩn phát triển quá mức, tấn công các mô răng, khiến răng bị suy yếu dần.
Sâu răng được phân chia thành bốn mức độ như sau:
– Sâu răng mức độ 1: Tổn thương men răng kích thước nhỏ, bề mặt còn nguyên vẹn và có thể phát hiện thông quá các chấm đen.
– Sâu răng mức độ 2: Tổn thương men răng kích thước lớn hơn, vệt đen lớn và rõ hơn.
– Sâu răng mức độ 3: Sâu răng làm tổn thương ngà răng, vệt đen lớn, có thể tạo thành hố sâu.
– Sâu răng mức độ 4: Sâu răng ăn sâu vào tủy, tổn thương nghiêm trọng và có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh những chấm đen trên bề mặt răng, mọi người còn có thể nhận biết bệnh thông qua tình trạng ê buốt, nhói khi ăn uống sinh hoạt. Đồng thời, sâu răng còn là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng hôi miệng ở mọi người.
Sâu răng là tình trạng vi khuẩn phát triển quá mức, tấn công các mô răng, khiến răng bị suy yếu dần
2. Nguyên nhân sâu răng
Nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng là do vi khuẩn phát triển quá mức, tấn công tác tổ chức trên răng. Streptococcus Mutans là vi khuẩn chính gây sâu răng thông qua việc phân hủy thức ăn, tạo nên axit làm mòn men răng. Vi khuẩn phát triển quá mức, gây bệnh được hình thành do:
– Vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển quá mức và tấn công răng miệng.
– Chế độ ăn uống quá nhiều đồ ngọt như đường sữa, bánh kẹo… bởi trong chúng chứa rất nhiều axit có hại cho răng.
– Cơ thể thiếu nước khiến hệ vi sinh vật trong khoang miệng bị mất cân bằng.
– Răng suy yếu do sự ảnh hưởng của chấn thương, một số bệnh lý nha khoa khắc như viêm chân răng, viêm nha chu…
– Tình trạng tụt nướu khiến răng không được bảo vệ, ngà răng trở thành mục tiêu tấn công của vi khuẩn.
– Tình trạng trào ngược dạ dày, thực quản khiến axit dạ dày tiếp xúc và ăn mòn men răng.
Sâu răng do vi khuẩn Streptococcus Mutans gây ra thông qua việc phân hủy thức ăn, tạo nên axit làm mòn men răng
3. Sâu răng lâu năm có nguy hiểm không?
Ở các giai đoạn đầu, sâu răng có thể khắc phục được bằng việc sử dụng thuốc, vệ sinh răng miệng khoa học, lấy cao răng định kỳ… Tuy nhiên khi bệnh đã tiến triển nặng, giai đoạn 2, 3 hoặc 4 thì người bệnh cần tới nha khoa để được xử trí kịp thời với bác sĩ nha khoa. Nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời, sâu răng càng lâu càng có nguy cơ biến chứng:
– Viêm nha chu
– Viêm tủy răng
– Viêm chân răng
– Áp xe quanh chóp răng
– Viêm xương hàm
– Hôi miệng
– Gãy, vỡ răng
– Mất răng
– Đau dạ dày
– Viêm xoang
– Viêm amidan
– Tiểu đường
– Nhiễm trùng huyết…
Sâu răng lâu năm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng
Ngoài những ảnh hưởng và biến chứng trên, sâu răng còn ảnh hưởng tới quá trình mang thai, gây ra tình trạng nhẹ cân, sinh non hoặc khiến em bé có nguy cơ mắc bệnh lý về răng cao hơn.
Bên cạnh đó, sâu răng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của mọi người. Không chỉ gây ra tình trạng đau nhức, hôi miệng và răng kém trắng sáng sẽ khiến mọi người thiếu tự tin khi giao tiếp xã hội.
Do vậy, để cải thiện tình trạng sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa biến chứng sâu răng, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như có đốm đen, đau nhức, sưng nướu răng… mọi người cần tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, xác định mức độ, tình trạng sức khỏe răng miệng của mọi người để tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Về cơ bản, sâu răng thường được xử lý thông qua việc loại bỏ vùng sâu và hàn trám để hoàn thiện cấu trúc răng. Nếu để sâu răng diễn ra quá lâu, quá nghiêm trọng khiến răng vỡ lớn hoặc suy yếu chân răng thì bác sĩ có thể sẽ phải chỉ định nhổ bỏ và trồng phục hình.
Thăm khám và điều trị kịp thời ngay khi sâu răng ở giai đoạn ban đầu để tránh biến chứng xảy ra
Để ngăn ngừa biến chứng do sâu răng lâu năm gây ra, mọi người cần thăm khám sức khỏe răng miệng thường xuyên và điều trị bệnh lý ngay khi ở những giai đoạn đầu. Điều này sẽ giúp tối ưu thời gian cũng như hiệu quả điều trị mà không làm tổn thương quá nhiều tới cấu trúc răng. Hãy lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao khi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Phát hiện sớm các tổn thương sâu răng và lựa chọn cách chữa sâu răng phù hợp, kịp thời sẽ mang lại kết quả tốt cho quá trình điều trị về cả phương diện thẩm mỹ, chức năng và thậm chí còn giảm khả năng biến chứng tại răng cũng như sức khỏe tổng thể. Dưới đây là những phương pháp điều trị răng sau triệt để, an toàn đang được thực hiện tại các nha khoa và bệnh viện uy tín.
1. Nên tìm cách chữa sâu răng sớm
Biểu hiện của sâu răng đa dạng từ vết nâu, đen trên bề mặt đến lỗ sâu rộng ăn hết phần ngà răng
Ở nước ta, có tới 90% dân số gặp các vấn đề về răng miệng và sâu răng là bệnh lý có người mắc chiếm tỉ lệ lớn trong số đó. Sâu răng xảy ra với mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trẻ em thường có nguy cơ sâu răng cao hơn người lớn do thói quen ăn đồ ngọt và không vệ sinh răng miệng cẩn thận.
Sâu răng là bệnh lý xảy ra khi răng gặp tình trạng hủy khoáng do vi khuẩn sinh sôi gây nên, tạo thành các vệt đen hoặc lỗ nhỏ trên răng. Các khu vực tổn thương này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên răng:
– Sâu ở thân răng: là loại sâu răng thường thấy nhất, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Vết sâu được xác định là ở thân răng khi xảy ra trên bề mặt nhai hoặc khe giữa các răng.
– Sâu ở chân răng: là vấn đề thường gặp ở người lớn tuổi. Tình trạng tụt nướu khi về già khiến 1 phần chân răng (bộ phận k có men răng bảo vệ) bị lộ ra ngoài chính là nguyên nhân chân răng dễ bị sâu.
Tổn thương ở răng khác với tổn thương tại các bộ phận khác trên cơ thể con người bởi đây là bộ phận duy nhất không có khả năng tự hồi phục, tái tạo mà cần sự can thiệp từ bên ngoài. Do đó việc phát hiện sâu răng ở giai đoạn càng sớm thì càng có nhiều cách chữa sâu răng đơn giản và triệt để.
2. Theo dõi mức độ sâu răng qua giai đoạn phát triển
Thông thường một chiếc răng sâu sẽ trải qua 4 giai đoạn phát triển tương ứng với 4 mức độ:
Giai đoạn 1: Xuất hiện các vệt đậm màu trên bề mặt răng
Đây là giai đoạn bắt đầu sâu răng, vi khuẩn sinh sôi nhiều nhờ vào thức ăn còn đọng lại khiến men răng bị hủy khoáng, ăn mòn, tạo nên các vệt nâu nhạt hoặc đen trên răng. Lúc này răng thường không đau hoặc sẽ có đau nhức rất nhẹ.
Giai đoạn 2: Sâu lan mạnh vào ngà răng
Răng ở giai đoạn 1 nếu không được điều trị ngay sẽ chuyển sang giai đoạn 2, khi mà các vết sâu nghiêm trọng hơn, ăn vào ngà răng bên dưới lớp men, tạo nên cá lỗ sâu to, rộng, rất dễ mắc thực phẩm vào khi ăn, gây hôi miệng. Ngoài ra, cảm giác đau, ê buốt nặng hơn sẽ xuất hiện khi ăn nhai và ăn đồ nóng, lạnh. Đây gần như là thời điểm cuối cùng để bệnh nhân điều trị với mục tiêu bảo tồn được răng.
Có 4 mứa độ sâu tương đương với 4 giai đoạn sâu răng
Giai đoạn 3: Sâu ăn vào tủy răng
Sâu răng sau khi phá hủy ngà răng sẽ tiến sâu hơn vào khu vực tủy răng khiến răng đau nhức dữ dội ngay cả khi không làm gì. Biến chứng nguy hiểm bệnh nhân có thể gặp phải là viêm tủy, nhiễm trùng, áp xe, viêm xương hàm và mất răng.
Giai đoạn 4: Viêm nặng khiến chết tủy
Viêm tủy trở nên nặng hơn gây chết tủy, hoại tử. Ổ viêm nghiêm trọng có thể lan rộng gây biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.
Các bác sĩ Nha khoa cho biết, chúng ta nên đi khám và điều trị ngay khi phát hiện những dấu hiệu sâu răng đầu tiên để có thể chữa trị triệt để, bảo tồn răng và chức năng của răng trọn vẹn, tránh những hậu quả không mong muốn sau này.
3. Cách chữa sâu răng từ nha sĩ
Có rất nhiều cách chữa sâu răng khác nhau, từ tự chữa bằng các loại thảo mộc tự nhiên, chế phẩm điều trị, đến uống các loại thuốc Tây được kê đơn hay tác động trực tiếp bằng công nghệ hiện đại bởi nha sĩ. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian điều trị và hiệu quả cao thì chúng ta nên đi khám và tư vấn bởi nha sĩ, chỉ có nha sĩ mới có đủ chuyên môn để đưa ra cách chữa sâu răng hữu hiệu cho từng trường hợp cụ thể. Tùy vào tình trạng răng ở thời điểm đi khám và mức độ sâu có nghiêm trọng hay nguy hiểm không mà nha sĩ sẽ áp dụng các phương thức điều trị phù hợp.
Trước khi thực sự đưa ra giải pháp điều trị, bác sĩ nha khoa sẽ quan sát trực tiếp các biểu hiện sâu ở răng, nếu cần đánh giá thêm tình trạng thì bác sĩ có thể thông qua phim chụp X-quang để xác định vị trí chính xác cũng như mức độ nghiêm trọng của răng sâu, từ đó đưa ra phương pháp điều trị, xử lý thích hợp.
3.1. Uống thuốc kháng sinh
Vì sâu răng gây ra cho vi khuẩn nên các nha sĩ có thể sẽ kê đơn cho bạn các loại thuốc kháng sinh đặc trị cho từng triệu chứng. Một số loại kháng sinh điều trị sâu răng đem đến kết quả tốt mà không gây ra các phản ứng không mong muốn với cơ thể, thông dụng là spiramycin, tetracylin, amoxicyclin, doxycyclin,… sử dụng kết hợp cùng metronidazol giúp giảm đau, kháng viêm tại khu vực răng sâu hiệu quả. Hoặc để diệt vi khuẩn ái khi/kị khí gây sâu răng, nha sĩ có thể sẽ kê thuốc kháng sinh họ beta lactam kết hợp metronidazol cho bệnh nhân.
Ngoài ra bệnh nhân cũng thường được kê thêm các vitamin hỗ trợ hồi phục nhanh và tăng hiệu quả điều trị như vitamin C, A, B3, B2…
3.2. Cách chữa sâu răng bằng Florua
Nếu phát hiện sâu răng ngay ở những giai đoạn đầu tiên, bệnh nhân thường được chỉ định phương pháp dùng Florua. Florua sẽ có tác dụng tái khoáng cho răng, phục hồi lại lớp men răng đã bị tổn thương. Ở phương pháp này, Florua dạng gel kem bọt hoặc vani sẽ được nha lựa chọn để phủ lên bề mặt của răng và lưu lại ít nhất 30 phút để răng hấp thụ tối đa lượng florua có thể, giúp phục hồi từ những lỗ sâu răng cực nhỏ.
3.3. Cách chữa sâu răng bằng trám lỗ sâu với vật liệu chuyên dụng
Khi răng đã sâu đến phần ngà răng thì trám răng là giải pháp phổ biến nhất trong điều trị. Trám răng là biện pháp giúp khôi phục hình dáng và duy trì chức năng của răng bằng cách bịt kín lỗ sâu bằng các chất liệu nhân tạo. Trám răng thường được chỉ định ở mức độ răng sâu ở phần ngà với mục đích ngăn chặn không cho vi khuẩn và các tác nhân bên ngoài xâm nhập hủy hoại tủy răng.
Trám răng là biện pháp phổ biến để cải thiện lỗ sâu răng
Chất trám răng có thể là nhiều loại vật liệu khác nhau, chẳng hạn như:
– Nhựa composite: có màu trắng, tính thẩm mỹ cao, tuy nhiên độ bền không qua cao nên không chịu được lực nhai mạnh.
– Amalgam bạc: chứa bạc, thủy ngân, thiếc, đồng… có chi phí hợp lý, độ bền cao lên tới 14 năm.
Những trường hợp sâu răng đã lan đến tủy, nha sĩ có thể điều trị tủy trước khi trám giúp làm sạch vi khuẩn tận gốc. Sau khi lấy tủy răng, nha sĩ mưới bắt đầu quy trình trám lại răng như đã nêu bên trên.
3.4. Bọc sứ
Bên cạnh trám răng, bọc răng sứ, bắc cầu răng sứ được xem là phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả và có tính thẩm mỹ cao, giúp cách li phần răng còn sót lại không bị vi khuẩn xâm nhập trở lại, duy trì độ bền chắc và chức năng ăn nhai như bình thường. Lưu ý phương pháp bọc răng sứ chỉ thường được chỉ định cho các trường hợp răng có khuyết điểm về màu sắc, hình dáng nhưng vẫn còn giữ được chân răng.
Quy trình bọc sứ cho răng sâu:
– Bác sĩ làm sạch hố sâu, loại bỏ các mô răng bị tổn thương bằng các dụng cụ chuyên dụng.
– Mài răng và lấy dấu răng chuẩn xác để tạo ra mão răng sứ phù hợp với hàm răng của từng người, nhằm đảm bảo mão sứ sau khi được lắp vào răng không bị kênh hoặc cộm cấn gây khó chịu khi sử dụng, ăn nhai.
– Lắp mão sứ, kiểm tra lại khớp cắn một lần nữa.
3.5. Nhổ bỏ răng bị sâu
Khi sâu răng đến giai đoạn nặng dẫn tới viêm tủy răng, viêm nướu, viêm chóp răng, ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh hoặc có nguy cơ cao gây biến chứng nghiêm trọng, giải pháp cuối cùng chính là loại bỏ hoàn toàn chiếc răng sâu đó. Có nhiều phương pháp để nhổ răng, nhưng ở thời điểm hiện tại, phương pháp nhổ răng bằng sóng siêu âm Piezotome đang là giải pháp hàng đầu với nhiều ưu điểm như: nhẹ nhàng, ít gây đau đớn, hạn chế tổn thương các mô xung quanh tối đa, nhanh chóng và triệt để.
Quy trình nhổ răng bằng sóng siêu âm Piezotome:
– Vệ sinh sạch khoang miệng trước khi nhổ răng.
– Gây tê tại vị trí cần nhổ.
– Thực hiện loại bỏ răng bằng công nghệ sóng siêu âm
– Khâu lại vết nhổ (nếu cần) và cầm máu.
Tuy nhiên sau khi nhổ răng bệnh nhân nên lưu ý tiến hành trồng răng giả trong thời gian sớm nhất để không ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, yếu tố thẩm mỹ và tránh các răng còn lại bị xô lệch.
4. Cần tìm cách chữa sâu răng mới nên đi khám?
Kiểm tra răng miệng định kì mỗi 6 tháng là cách bảo vệ bạn khỏi các vấn đề răng miệng
Sâu răng rất phổ biến đến mức người bệnh xem đây là điều hiển nhiên và xem nhẹ nó. Nhiều người nghĩ rằng sâu răng không phải là vấn đề nghiêm trọng đến mức cần chữa trị mà chỉ cần chịu khó chịu đau 1 vài ngày sẽ lại ổn. Thực tế nếu kéo dài và chần chừ trong việc điều trị, sâu răng đang từ vấn đề nhỏ có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe do nhiều biến chứng:
– Gây hôi miệng do thức ăn bị dính lại ở hố sâu răng
– Đau răng nặng, dai dẳng lan lên đau nửa đầu
– Viêm tủy, chết tủy, viêm chân răng, mất răng
– Viêm nhiễm, áp xe ở vùng chóp, viêm xương hàm
– Tạo thành ổ nhiễm trùng, gây tiêu xương hàm, tổn thương thần kinh, mạch máu
– Có nguy cơ nhiễm trùng máu, thậm chí dẫn đến tử vong
Hầu hết người bệnh đều không nhận thức được rằng sâu răng đang hình thành do giai đoạn đầu sâu răng thường âm thầm, không có biểu hiện rõ ràng nếu không thường xuyên theo dõi. Đó là lý do tại việc tới nha sĩ kiểm tra răng và làm sạch cao răng định kỳ mỗi 6 tháng rất quan trọng, đặc biệt khi bạn nghi ngờ mình có dấu hiệu sâu răng.
Hiện nay, có rất nhiều địa chỉ nha khoa để bạn lựa chọn, tuy nhiên để được chỉ định cách chữa sâu răng an toàn, hiệu quả và hợp lý, bạn nên tìm đến những nha khoa uy tín, có trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong việc điều trị để có kết quả tốt nhất.
Theo các bác sĩ nha khoa, việc loại bỏ cao răng là một cách điều trị tình trạng răng miệng ban đầu. Vậy, nguyên nhân gây hôi miệng là gì? Lấy cao răng có hết hôi miệng không các bạn đã biết chưa?
Theo các bác sĩ nha khoa, việc loại bỏ cao răng là một cách điều trị tình trạng răng miệng ban đầu. Vậy, nguyên nhân gây hôi miệng là gì? Lấy cao răng có hết hôi miệng không các bạn đã biết chưa?
Nguyên nhân gây hôi miệng là gì?
Để biết chính xác việc lấy cao răng có hết hôi miệng không, các bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng của mình. Dưới đây là các nguyên nhân gây hôi miệng chủ yếu.
Do viêm nhiễm
Thông thường các bệnh viêm nhiễm từ răng, viêm quanh chân răng, viêm amidam hay viêm niêm mạc miệng… là những nguyên nhân thường thấy gây nên chứng hôi miệng. Ngoài ra chứng hôi miệng mãn tính cũng có thể bắt nguồn từ một loạt các vấn đề về sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, bệnh về gan và thận, bệnh tiểu đường, nhiễm trùng nặng, viêm mũi, viêm xoang…
Chứng hôi miệng mãn tính cũng có thể bắt nguồn từ một loạt các vấn đề về sức khỏe.
Do miệng
Các nhà nghiên cứu cho rằng, 90% bệnh hôi miệng tái phát đều xuất từ miệng. Có thể bạn chưa biết, trong miệng của chúng ta trung bình có khoảng hơn 600 loại vi khuẩn lợi và hại. Trong đó, những vi khuẩn hại sẽ lợi dụng các yếu tố phát sinh để phát triển và gây ra mùi hôi khó chịu này. Vậy, lấy cao răng có hết hôi miệng không khi việc vệ sinh răng không sạch sẽ là nguyên nhân gây hôi miệng chủ yếu?
Được biết, mùi hôi phát ra từ miệng đó chính là sự phân hủy của protein thành các acid amin và các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi. Chính những hợp chất này đã tạo ra mùi hôi khó chịu khi nói hoặc thở. Đồng thời, các bộ phận khác của miệng cũng có thể góp vào việc tạo mùi một cách tổng thể, nhưng không phải là phổ biến. Chẳng hạn như mặt sau của lưỡi, hốc liên nha khoa và phụ nướu, các lỗ sâu răng, áp-xe và răng giả không sạch sẽ, những tổn thương dựa trên miệng do nhiễm virus như HPV và Herpes simplex,…
Do thức ăn
Những loại thức ăn có chứa nhiều đạm, gia vị hay mỡ được chúng ta ăn vào sẽ sản sinh ta nhiều sulfur có mùi thối, chính nó sẽ khiến chúng ta bị hôi miệng. Đặc biệt, khi các bạn sử dụng thuốc lá nhiều sẽ khiến cho những vi khuẩn có hại sản sinh nhanh chóng, dẫn đến tình trạng hôi miệng.
Một yếu tố khác cũng cần phải nhắc đến trong nguyên nhân của bệnh hôi miệng là do ý thức vệ sinh răng miệng của từng người. Theo đó, các vụn thức ăn lâu ngày bám vào răng mà không được vệ sinh kỹ sẽ bị phân hủy gây nên các mùi hôi thối rất khó chịu. Các mảng cao răng nếu không được loại bỏ sẽ tích tụ những vi khuẩn phân hủy thức ăn gây nên mùi hôi trong miệng. Vậy lấy cao răng có hết hôi miệng không, câu trả lời chắc chắn là có rồi.
Các mảng cao răng nếu không được loại bỏ sẽ tích tụ những vi khuẩn phân hủy thức ăn gây nên mùi hôi thối.
Vụn thức ăn trong kẽ răng có thể gây nên mùi hôi
Có thể bạn chưa biết, một số loại thuốc men, thực phẩm sau quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng tạo dư chất dạng hơi thải qua đường thở gây mùi khó chịu. Ngoài ra, tình trạng hôi miệng cũng xảy ra khi các bạn ăn một số loại thức ăn có mùi vị mạnh, hoặc ăn các thực phẩm có mùi như hành tây, tỏi, sầu riêng, bắp cải, súp lơ, củ cải, tỏi, hành tây,…
Do ảnh hưởng của các bộ phận khác
Một số bộ phận khác như lưỡi, nướu, mũi, thực quản, trào ngược dạ dày,… cũng là những nơi bắt nguồn gây nên mùi hôi khó chịu này. Những bệnh lý về các bộ phận trên sẽ khiến vi khuẩn phát triển mạnh và sinh sản nhanh chóng, gây nên chứng hôi miệng. Vậy, lấy cao răng có hết hôi miệng không trong trường hợp này?
Lấy cao răng có hết hôi miệng không các bạn đã biết chưa?
Cao răng là những mảng bám ố vàng ở các kẽ chân răng hình thành từ những cặn thức ăn đọng lại, lâu ngày cao răng tích tụ quá nhiều sẽ hình thành nên vi khuẩn, làm răng xỉn màu, ố vàng, gây mùi. Không những thế, nó còn có khả năng gây viêm nhiễm, gây nên các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu… Vậy nên, lấy cao răng có hết hôi miệng không là một trong những vấn đề mà chúng ta nên hiểu rõ.
Cao răng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng do các loại vi khuẩn kết hợp với các loại axit trong nước bọt tạo nên những phản ứng có hại cho sức khỏe răng miệng, gây ra mùi hôi khó chịu, nhất là lúc bạn vừa ăn xong. Chính vì thế, việc lấy cao răng có hết hôi miệng không không còn là câu hỏi khó trả lời.
Cao răng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng.
Có thể bạn chưa biết, việc lấy cao răng để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám thức ăn, làm sạch bóng răng là một phương pháp bước đầu giúp điều trị và cải thiện mùi hôi của răng miệng. Đồng thời ngăn chặn các bệnh lý răng miệng và giúp bảo vệ răng của các bạn luôn chắc khỏe, sáng bóng. Vậy lấy cao răng có hết hôi miệng không ?
Được biết, việc lấy cao răng là một cách điều trị tình trạng răng miệng ban đầu được nhiều bệnh nhân cũng như bác sĩ lựa chọn sử dụng. Theo đó, việc làm sạch cao răng kết hợp với việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện được mùi hôi trong miệng và phòng tránh được tình trạng viêm nhiễm kéo dài sau đó một cách hiệu quả hơn.
Vậy lấy cao răng có hết hôi miệng không các bạn đã biết rồi phải không? Khi có những triệu chứng hôi miệng bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây hôi miệng. Nếu do vi khuẩn từ cao răng thì các bạn nên tiến hành lấy cao răng và làm sạch răng để giảm dần mùi hôi nhé.
Dù do nguyên nhân nào gây ra thì bị hôi miệng chính là thảm họa. Liệu hôi miệng có di truyền không hay chỉ là do thói quen của cá nhân chúng ta.
Hôi miệng là chứng bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy hôi miệng không gây ảnh hưởng nhiều về mặt sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng xấu đến tâm lý người bệnh một cách nghiêm trọng.Nhiều người dù đã làm mọi cách để giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng chứng hôi miệng vẫn tiếp diễn.
Đôi khi trong gia đình lại có nhiều người mắc chứng hôi miệng như nhau khiến họ lo lắng liệu hôi miệng có di truyền không. Thực hư vấn đề hôi miệng có di truyền không là như thế nào, bị hôi miệng phải làm sao?
Hôi miệng có di truyền không là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Nguyên nhân hôi miệng – hôi miệng có di truyền không?
Bị hôi miệng do nguyên nhân răng – miệng
Nếu là nguyên nhân từ răng miệng, thì mùi hôi miệng chính là từ các chất bay hơi gốc sulfur như là methyl mercaptan, hydrogen sulfide, dimethyl sulfide. Chúng được sinh ra do sự phân hủy protein của các vi sinh vật trong miệng khi:
Thức ăn còn sót lại giữa các kẽ răng trong miệng tạo khiến vi khuẩn tấn công, phân hủy chúng.
Chân răng, quanh cổ răng và nướu răng bị nhiễm trùng.
Đặc biệt khi răng sâu tạo lỗ hổng, vỡ trơ tủy răng thuận lợi cho vi khuẩn trú ẩn.
Chân răng bị đóng quá nhiều vôi răng, cũng là môi trường tốt cho vi khuẩn tấn công gây hôi miệng.
Không chỉ có răng mà lưỡi cũng có thể bị viêm, thức ăn bám lâu ngày trên bề mặt lưỡi, trong các rãnh lưỡi bị nứt cũng khiến vi khuẩn sinh sôi.
Thiếu nước bọt: Nước bọt giúp cho má, môi, lưỡi, lợi ẩm ướt, giúp tiêu hóa thức ăn. Thiếu nước bọt khiến cho tính axit trong miệng cao và tăng sinh vi khuẩn.
Các bệnh răng miệng là nguyên nhân hàng đầu gây ra hôi miệng.
Bị hôi miệng do nguyên nhân mũi – xoang
Khi mắc các bệnh về mũi xoang như viêm mũi xoang cấp mạn, viêm xoang do răng thì hơi thở sẽ hôi nhiều, thậm chí gây khó chịu đến những người xung quanh.
Bệnh u bướu vùng mũi xoang như polyp, ung thư, u nhú cũng gây mùi hôi cho hơi thở.
Viêm tuyến bã vùng tiền đình mũi cũng gây mùi hôi cực kì khó chịu khi thở ra.
Bị hôi miệng do bệnh vùng họng và hạ họng
Người mắc các bệnh về họng và hạ họng như viêm họng hạt cấp mạn, viêm amidan, đặc biệt là dạng hốc mủ mạn tính sẽ gây ra hôi miệng trầm trọng. Ngoài ra còn có chứng ung thư họng – hạ họng.
Bị hôi miệng có di truyền không?
Ngoài các chứng bệnh về răng, miệng, mũi, họng, hôi miệng còn có thể đến từ các căn bệnh khác mà chúng ta không thể ngờ tới.
Các căn bệnh từ phổi, hay từ thực quản, dạ dày, gan, mật, đường ruột cũng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào cho thấy rằng hôi miệng có di truyền không. Có thể các căn bệnh nguồn gốc của chứng hôi miệng là do di truyền, tuy nhiên chúng lại có thể hoặc không gây ra hôi miệng.
Vì vậy, hôi miệng có di truyền không là vấn đề mà bạn không nên quan tâm khi có người thân trong gia đình bị hôi miệng. Cũng như đừng nên quá lo lắng khi bản thân bị hôi miệng có di truyền không cho con cái của mình.
Với những bất tiện mà chứng hôi miệng mang lại, khắc phục chứng bệnh này là điều được đặt lên hàng đầu. Tuy rất khó khăn nhưng việc giữ vệ sinh răng miệng cũng phần nào hạn chế được mùi hôi khi giao tiếp.
Các biện pháp chữa hôi miệng dễ thực hiện
Khi đã giải đáp được vấn đề hôi miệng có di truyền không, bạn hãy áp dụng các biện pháp dưới đây để lấy lại được tự tin trong giao tiếp hàng ngày nhé.
Dùng chanh
Với lượng axit cao, chanh giúp tẩy trắng răng và khử mùi hôi miệng nhanh chóng nhờ công dụng diệt vi khuẩn hôi miệng. Cách sử dụng cũng rất đơn giản. Chỉ cần hòa mật ong cùng chanh để uống hằng ngày, bạn sẽ có được một hơi thở thơm mát.
Bên cạnh đó, súc miệng bằng nước chanh và muối cũng giảm hôi miệng và có được hàm răng trắng sáng.
Lượng axit cao trong chanh giúp giảm thiểu mùi hôi miệng hữu hiệu.
Tinh dầu tràm
Tràm là loại cây chữa hôi miệng rất hiệu quả, lại được trồng nhiều ở miền Trung và miền Nam nước ta. Tinh dầu tràm có mặt ở hầu hết các hiệu thuốc. Chúng mang lại tác dụng diệt khuẩn, loại bỏ mùi hôi miệng.
Cách dùng: nhỏ 1-2 giọt tinh dầu vào bàn chải và đánh răng theo cách này hàng ngày. Ngoài ra cũng có thể dùng hỗn hợp tinh dầu tràm và bạc hà súc miệng để có hơi thở thơm mát.
Cây đinh hương
Đây là một loại thảo dược quý với răng miệng. Các mảnh đinh hương sau khi mua về có thể ngâm cho mềm rồi ngậm và nhai trực tiếp trong hơn 1 phút. Vấn đề là bạn phải kiên trì ngậm vài ba lần trong một ngày, và thực hiện liên tục vài tháng. Khi đó kết quả đem lại sẽ rất tuyệt vời.
Hôi miệng có di truyền không hiện tại chưa có nghiên cứu nào có thể xác nhận chính xác. Tuy nhiên có rất nhiều căn bệnh về mũi, họng, răng miệng ảnh hưởng trực tiếp đến chứng hôi miệng. Người mắc phải chứng hôi miệng thường mất tự tin trong giao tiếp, không dám đến gần người lạ vì mùi hôi tỏa ra khi nói chuyện. Chính vì vậy, dù là hôi miệng có di truyền không, hay do bất kì nguyên nhân nào khác thì khắc phục hôi miệng với các mẹo nhỏ trên đây rất đáng thử để thoát khỏi nỗi ám ảnh này.
Tôi bị hôi miệng 4 năm nay, đánh răng ngày 3 lần, hạn chế ăn hành, tỏi, tiêu, cần tây… nhưng không thuyên giảm. Tôi nên điều trị thế nào? (Nam, 30 tuổi).
Trả lời:
Hôi miệng rất phổ biến với khoảng 30% dân số mắc phải. Theo một số nghiên cứu y học, hơn 80% trường hợp hôi miệng là xuất phát từ bên trong khoang miệng, đặc biệt là từ bề mặt lưỡi. Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng có thể là nguyên nhân như: viêm xoang, viêm mũi, bệnh về tiêu hóa, xơ gan… Việc thường xuyên ăn những loại thực phẩm nặng mùi như: tỏi, hành, tiêu… cũng dẫn tới tình trạng hơi thở có mùi.
Để khắc phục nhanh tình trạng hôi miệng, bạn có thể tham khảo một số cách chữa tại nhà như: thường xuyên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa florua để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn và mảng bám. Bạn nên sử dụng bàn chải có lông mềm, đánh răng đúng kỹ thuật, thay bàn chải 3 tháng một lần, đánh răng sau ăn 30 phút, không ăn sau khi đánh răng vào buổi tối.
Bạn nên sử dụng chỉ nha khoa, súc miệng bằng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng (nên súc vào buổi sáng và tối vì đây là khoảng thời gian vi khuẩn hoạt động mạnh nhất); làm sạch lưỡi để hạn chế tối đa mảng bám từ thức ăn – điều kiện khiến vi khuẩn phát triển; uống đủ nước để tránh bị khô miệng; ăn uống khoa học, hạn chế ăn những thức ăn nặng mùi, không hút thuốc lá; khám nha khoa định kỳ và lấy cao răng 2 lần một năm để hạn chế mảng bám trên răng gây hôi miệng.
Đối với trường hợp hôi miệng do bệnh lý, bệnh nhân nên điều trị dứt điểm bệnh lý. Trường hợp nếu hơi thở hôi không biến mất sau khi tự điều trị trong vài tuần, xuất hiện đau, chảy máu hoặc sưng nướu răng, tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ để thăm khám, điều trị kịp thời.
BS.CK1 Trần Phương Thanh Khoa Tai mũi họng, BVĐK Tâm Anh Hà Nội
Không có gì đáng ngại bằng việc để người khác nhận ra rằng bạn đang bị hôi miệng. Hôi miệng không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng của bạn đang bị đe dọa. Vậy nguyên nhân từ đâu mà miệng lại có mùi khó chịu? Hãy cùng tìm hiểu 7 nguyên nhân hôi miệng ngay trong bài viết sau đây nhé.
1. Hôi miệng là gì?
Hôi miệng là tình trạng hơi thở từ miệng có mùi hôi khó chịu. Đây là tình trạng phổ biến và theo ước tính thì có khoảng hơn 40% dân số gặp phải chứng hôi miệng.
Người bị hôi miệng thường cảm thấy hoặc không cảm nhận được mùi hôi phát ra từ trong khoang miệng khi thở, khi nói chuyện, ăn uống. Tình trạng hôi miệng là do sự kết hợp của các hợp chất lưu huỳnh có trong khoang miệng. Khi các hợp chất này bay hơi thì sẽ tạo nên những mùi khó chịu.
Trong nhiều trường hợp, hôi miệng không chỉ ảnh hưởng tới tinh thần khiến mọi người ngại giao tiếp mà còn cảnh báo sức khỏe răng miệng đang gặp vấn đề.
Hôi miệng là tình trạng hơi thở từ miệng có mùi hôi khó chịu
2. Top 7 nguyên nhân hôi miệng
Cùng tìm hiểu 7 nguyên nhân hôi miệng cơ bản ngay sau đây để biết cách bảo vệ sức khỏe răng miệng:
2.1. Ăn thực phẩm có mùi
Nguyên nhân hôi miệng phổ biến mà ai cũng từng mắc phải đó chính là sử dụng nhiều thực phẩm nặng mùi như hành tây, tỏi… Thức ăn có mùi sẽ ám lên hơi thở của mọi người khi thở ra. Mùi do thức ăn chỉ bám lại trong miệng và họng của mọi người trong thời gian ngắn và có thể khắc phục được bằng việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ hoặc ngưng ăn những thực phẩm đó.
2.2. Vệ sinh răng miệng kém
Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng hôi miệng ở nhiều người. Sau khi ăn, thức ăn thừa, mảng bám hình thành nhiều trên bề mặt và kẽ răng. Nếu không được làm sạch, chúng sẽ trở thành cao răng, là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, sinh sôi. Khi vi khuẩn phát triển quá mức trong khoang miệng sẽ phân hủy thực phẩm còn sót và gây ra mùi rất khó chịu trong khoang miệng.
2.3. Bệnh lý răng miệng
Bệnh lý răng miệng có thể là một trong số những thủ phạm hàng đầu khiến mọi người cảm thấy miệng mình có mùi hôi. Việc vệ sinh răng miệng kém khoa học khiến răng yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công gây bệnh. Những bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng, viêm chân răng… hình thành do vi khuẩn có hại phát triển mạnh mẽ. Theo thời gian khi bệnh càng nặng thì tình trạng hôi miệng càng nghiêm trọng hơn. Khi mắc bệnh lý nha khoa, hôi miệng không thể dễ dàng khắc phục chỉ với việc vệ sinh thông thường mà cần phải điều trị dứt điểm bệnh lý.
Răng mắc bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng, viêm chân răng… chứa nhiều vi khuẩn có hại và gây ra tình trạng hôi miệng
2.4. Hút thuốc, uống rượu bia
Hút thuốc, uống rượu bia là việc mà các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo mọi người hạn chế hoặc bỏ hẳn bởi điều này không chỉ gây hôi miệng mà còn ảnh hưởng lớn tới gan, thận và phổi… của mọi người.
Trong thuốc lá và rượu, bia có những chất kích thích có hại cho sức khỏe. Đồng thời, việc hút thuốc và uống rượu quá nhiều còn làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trong khoang miệng, ảnh hưởng tới quá trình sản xuất nước bọt làm gia tăng vi khuẩn gây mùi. Mùi hôi có thể khởi phát từ cổ họng hoặc trong đường thở do sự ảnh hưởng quá sâu của thuốc, bia rượu tới gan, phổi… Người hút thuốc, sử dụng rượu bia càng lâu thì tình trạng hôi miệng càng nghiêm trọng hơn.
2.5. Khô miệng
Uống ít nước gây ra tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng. Đó cũng là nguyên do hàng đầu dẫn tới tình trạng hôi miệng mà nhiều người mắc phải hiện nay.
Nước bọt được tiết ra liên tục có chức năng giữ cho miệng sạch sẽ bằng cách loại bỏ thức ăn thừa gây hôi miệng. Uống ít nước làm ảnh hưởng tới quá trình sản sinh nước bọt của cơ thể, khiến vi khuẩn có hại phát triển mạnh hơn và gây hôi miệng.
2.6. Ăn nhiều đường
Chế độ ăn với những thực phẩm quá nhiều đường cũng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng bởi chúng tạo ra môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển gây hôi miệng. Vi khuẩn tiếp xúc với đường, sản sinh ra các axit bào mòn men răng, gây sâu răng và hôi miệng.
Chế độ dinh dưỡng chứa nhiều thực phẩm có đường là 1 trong số 7 nguyên nhân hôi miệng phổ biến
2.7. Vấn đề tiêu hóa
Bệnh lý về đường tiêu hóa cũng là nguyên nhân có thể gây ra tình trạng hơi thở có mùi ở mọi người. Nguyên nhân là do đường tiêu hóa thông với họng và khoang miệng, khi mắc bệnh, mùi từ dạ dày và ruột có thể sẽ thoát ra từ hơi thở khiến mọi người cảm thấy e ngại. Khi bị hôi miệng do mắc bệnh lý này, mọi người cần phải điều trị dứt điểm bệnh chứ không thể khắc phục chỉ bằng việc vệ sinh răng miệng hằng ngày.
3. Cách trị hôi miệng
Cách tốt nhất để khắc phục dứt điểm tình trạng hôi miệng chính là điều trị khỏi các bệnh lý nha khoa, bệnh lý về hệ tiêu hóa. Đồng thời, xây dựng chế độ vệ sinh răng miệng khoa học theo khuyến cáo của bác sĩ”
– Đánh răng đều đặn mỗi ngày từ 2-3 lần bằng kem đánh răng có chứa Flour.
– Chải răng nhẹ nhàng khắp các mặt theo chiều xoay tròn hoặc từ trên xuống.
– Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước thay vì chỉ chải răng bằng bàn chải thông thường.
– Súc miệng kỹ lưỡng để làm sạch toàn bộ khoang miệng, đặc biệt là sau khi chải răng và sau khi ăn.
– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học với thực phẩm tươi xanh, hạn chế thức ăn chứa nhiều đường, nhiều dầu mỡ, thực phẩm nặng mùi…
– Không hút thuốc, uống rượu bia hay sử dụng chất kích thích để bảo vệ sức khỏe toàn thân.
– Lấy cao răng thường xuyên và thăm khám sức khỏe nha khoa theo khuyến cáo của bác sĩ để chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện.
Thăm khám sức khỏe răng miệng thường xuyên để biết cách bảo vệ răng miệng toàn diện
Trên đây là 7 nguyên nhân hôi miệng cơ bản mà mọi người cần biết để có thể chủ động chăm sóc sức khỏe răng miệng khoa học. Khi bị hôi miệng, bạn không nên tự ý xử trí tại nhà mà hãy tới nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp để tránh khiến cho tình trạng này nguy hiểm hơn.
Bệnh tiểu đường khiến hơi thở có mùi trái cây, mùi chua, mùi nước tiểu do trào ngược axit dạ dày, chứng tăng ure huyết.
Hơi thở có mùi là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Hôi miệng có thể do vấn đề trong miệng, đường tiêu hóa hoặc quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Dưới đây là một số mùi hôi miệng phổ biến nhất và nguyên nhân gây ra.
Hơi thở có mùi ngọt hoặc mùi trái cây
Bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể dẫn đến tình trạng sức khỏe nguy hiểm là nhiễm toan ceton do tiểu đường. Một trong những triệu chứng phổ biến là hơi thở có mùi ngọt hoặc mùi trái cây. Chế độ ăn ít carb và nhịn ăn đôi khi cũng có thể khiến hơi thở có mùi kim loại. Một số người khác nhận thấy nó có mùi ngọt. Chế độ ăn này khiến đốt cháy chất béo trong cơ thể để lấy nhiên liệu, dẫn đến giải phóng ceton trong hơi thở và nước tiểu. Sự tích tụ của ceton có thể làm thay đổi mùi của hơi thở.
Hơi thở có mùi thối hoặc mùi nồng nặc
Áp xe hoặc nhiễm trùng trong miệng, cổ họng hoặc phổi có thể khiến hơi thở có mùi như mô thối rữa. Ví dụ giãn phế quản khiến các ống phế quản dày lên và mở rộng, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp và chất nhầy dư thừa có mùi hôi nồng nặc. Các vấn đề về răng khi thay răng giả, thức ăn bị mắc kẹt, vi khuẩn phát triển có thể giống như mùi thối rữa.
Sức khỏe răng miệng kém dẫn đến sâu răng, vết loét, thương tổn, lỗ hổng. Những lỗ hở giống như vết thương này có thể khiến thức ăn bị mắc kẹt và phân hủy, gây ra mùi thối rữa. Nguyên nhân cũng có thể do bệnh nha chu không được điều trị, u hạt. U hạt là một rối loạn viêm hiếm gặp gây ra các vấn đề về mạch máu, thận và mũi.
Hơi thở có mùi như nước tẩy sơn móng tay
Chế độ ăn ít carb có thể khiến cơ thể đốt cháy chất béo dự trữ thay vì carbs và tạo ra một chất hóa học gọi là axeton. Axetone là hóa chất được tìm thấy trong nhiều loại nước tẩy sơn móng tay.
Hơi thở có mùi hôi gây khó chịu.
Hơi thở có mùi chua
Chất chứa trong dạ dày có thể trào ngược lên thực quản, cổ họng hoặc miệng. Nếu bạn bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hơi thở đôi khi có mùi chua, giống như thức ăn được tiêu hóa một phần.
Hơi thở có mùi như phân
Nếu có thứ gì đó cản trở dòng chất thải qua ruột, hơi thở có thể có mùi như phân. Khi bị tắc nghẽn, bạn có thể bị đầy hơi, nôn mửa, chuột rút, buồn nôn, táo bón. Nếu bạn gặp phải những triệu chứng này cần thăm khám bác sĩ sớm vì tắc ruột có thể đe dọa tính mạng.
Hơi thở có mùi nước tiểu
Hơi thở có mùi amoniac hoặc nước tiểu được gọi là chứng tăng ure huyết. Tình trạng này thường do thận bị tổn thương hoặc do chấn thương, bệnh tật. Nếu thận không thể thải đủ nitơ, các hóa chất tích tụ bên trong cơ thể, dẫn đến mùi amoniac.
Hơi thở có mùi mốc
Hơi thở của những người bệnh gan, bao gồm xơ gan sẽ có mùi mốc. Mùi này được tạo ra bởi các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi tích tụ trong cơ thể khi gan không hoạt động bình thường.
Hơi thở có mùi như siro cây phong
Không có khả năng chuyển hóa một số loại axit amin gây ra bệnh nước tiểu sirô cây phong. Trong đó, hơi thở hoặc nước tiểu của một người có mùi như sirô cây phong hoặc đường caramel. Bệnh này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cần được chẩn đoán và điều trị sớm.
Hơi thở có mùi mồ hôi chân
Khi cơ thể không sản xuất đủ các loại enzym thích hợp để phân hủy các axit amin, hơi thở có thể có mùi đặc biệt. Isovaleric acidemia, một tình trạng di truyền ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, gây ra sự tích tụ leucine trong máu, dẫn đến mùi giống như mồ hôi chân.
Hơi thở có mùi tanh
Khi rối loạn enzym, cơ thể bạn không thể phân hủy hợp chất như trimethylamine. Tình trạng này có thể khiến hơi thở, mồ hôi và các chất dịch cơ thể khác có mùi tanh.
Hơi thở có mùi bắp cải luộc
Hypermethioninemia, một rối loạn di truyền, xảy ra khi cơ thể bạn không thể chuyển hóa axit amin methionine. Nó khiến hơi thở và nước tiểu của bạn có mùi của bắp cải luộc. Những người mắc chứng này thường không có bất kỳ triệu chứng nào khác ngoài chứng hôi miệng này.
Hôi miệng là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý, gây cản trở trong giao tiếp và của những người mắc phải vấn đề này. Có nhiều nguyên nhân khiến hơi thở có mùi nhưng nguyên nhân thường gặp nhất là do sâu răng. Hiểu được nguyên nhân răng sâu bị hôi sẽ giúp bạn khắc phục vấn đề này dễ dàng và triệt để hơn.
1. Răng sâu là gì?
Răng bị sâu tạo nên cấu trúc răng với đầy lỗ hổng
Răng sâu là tình trạng bề mặt răng xuất hiện vết tổn thương, mất mô cứng, biểu hiện rõ ràng là những vết đen, lỗ nhỏ trên răng. Răng có thể bị sâu ở cả mặt nhai, mặt kẽ và chân răng. Bất cứ đối tượng nào cũng có thể mắc sâu răng nếu không vệ sinh răng miệng tốt.
Sâu răng có thể biểu hiện rất rõ ràng với những lỗ sâu ở trên răng, ngoài ra sâu răng cũng gây nên các tình trạng rất khó chịu như: đau buốt răng trong khi ăn nhai, chảy máu, sưng nướu và hơi thở có mùi hôi. Không chỉ đơn thuần gây nên những hậu quả như vậy, sâu răng để lâu còn dẫn đến nguy cơ mất răng vĩnh viễn, từ đó gây xô lệch răng, mất khả năng ăn nhai,…
4 giai đoạn phát triển của quá trình sâu răng gồm:
– Giai đoạn 1: Sâu men răng
– Giai đoạn 2: Sâu ngà răng
– Giai đoạn 3: Sâu tủy răng
– Giai đoạn 4: Hoại tử, chết tủy, hỏng răng
2. Răng sâu bị hôi do đâu?
Một trong những hậu quả thường gặp khi răng bị sâu chính là gây hôi miệng. Răng sâu bị hôi có thể do 1 nguyên nhân, cũng có thể do nhiều nguyên nhân kết hợp.
2.1 Răng sâu bị hôi do thức ăn mắc kẹt vào lỗ sâu
Tình trạng đặc trưng của sâu răng chính là sự tồn tại của những lỗ/hốc sâu trên bề mặt ăn sâu vào tận bên trong răng. Cấu tạo đặc biệt này xuất hiện khi răng bị sâu ở mức độ 2 và 3, tức là khi vi khuẩn đã ăn mòn vào đến ngà răng hoặc tủy răng.
Những lỗ sâu/hốc sâu răng này là vị trí rất dễ dàng kẹt lại thức ăn nhưng lại rất khó để có thể làm sạch. Khi các mẩu thức ăn bị mắc kẹt lại tại hóc sâu trong quá trình ăn uống và không được làm sạch hoàn toàn sẽ bị phân hủy bởi vi khuẩn gây sâu răng và bốc lên mùi khó chịu.
Khi loại bỏ được hết các mẩu tức ăn có trong lỗ sâu răng cũng có nghĩa là bạn đã ngăn chặn được sự “bốc mùi” của thức ăn khi đang phân hủy và hạn chế vi khuẩn phát triển lân sang các răng bên cạnh.
2.2 Do sự tích tụ của vi khuẩn
Vi khuẩn tích tụ chính là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi
Các lỗ sâu là nơi thực phẩm mắc kẹt lại trở thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng với nguồn thức ăn đầy đủ và vị trí khó để chạm tới.
Những vị trí như thế này sẽ là địa điểm hàng đầu va có điều kiện thuận lợi nhất đẻ vi khuẩn tích tụ, sinh sôi. Vii khuẩn gây sâu răng sẽ tích tụ ngày càng nhiều, cùng với đó, chúng thực hiện quá trình phân rã thức ăn còn đọng lại, gây nên mùi hôi khó chịu miệng, nhất là khi nói và thở bằng miệng.
2.3 Răng sâu bị hôi do vật liệu trám răng không tương thích
Nguyên nhân này có thể coi là một rủi ro đối với người bị mắc. Khi mà người có răng sâu đã chủ dộng điều trị sâu răng bằng cách hàn trám lỗ sâu thì đó cũng có thể là nguyên nhân khiến hơi thở bốc mùi khó chịu.
Trong trường hợp vật liệu trám/hàn răng không tương thích với răng thật, không lấp đầy hoàn toàn lỗ sâu mà vẫn sót lại những khe hở nhỏ cũng có thể tạo thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn ẩn náu bên dưới và tiếp tục gây hôi miệng.
3. Cách cải thiện răng sâu bị hôi tại nhà
Răng sâu bị hôi dù mới chớm hay kéo dài và có mùi nặng đều khiến cho chính chủ vô cùng tự ti khi giao tiếp. Để cải thiện tình trạng miệng có mùi khó chịu, chúng ta có thể thực hiện ngay với những biện pháp đơn giản, dễ dàng tại nhà.
3.1 Trị răng sâu bị hôi bằng cách uống nhiều nước lọc
Phương pháp trị hôi miệng đơn giản, hiệu quả và tự nhiên nhất chính là sử dụng nước bọt của bạn. Nước bọt là công cụ làm sạch khoang miệng, răng lợi tức thời mà bất cứ ai cũng có. Hoạt động nuốt nước bọt giúp làm sạch miệng và rửa trôi các vi khuẩn gây hôi miệng tích tụ trong khoang miệng.
Tuy nhiên khi miệng bị khô, mắc chứng giảm tiết nước bọt thì tần suất răng miệng được vệ sinh bất cứ lúc nào này cũng sẽ ít đi, tình trạng hôi miệng lại tiếp diễn và bộc lộ. Chính vì vậy, uống nước lọc thường xuyên và nhiều lần trong ngày là cách để bạn “tiếp sức” cho quá trình rửa trôi vi khuẩn này.
Bên cạnh uống nhiều nước, nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo (không đường) và có chứa xylitol cũng là cách vừa giúp hơi thở thơm mát, vừa giúp kích thích tuyến nước bọt tự sản xuất nhiều hơn mà vẫn hạn chế được sâu răng.
Ngoài ra cũng cần hạn chế hút thuốc và ăn những thực phẩm lưu mùi như hành, tỏi.
3.2 Sử dụng nước súc miệng
Sử dụng nước súc miệng đều đặn cũng phần nảo cải thiện hôi miệng do sâu răng
Các loại nước súc miệng trên thị trường hiện nay sẽ giúp hơi thở thơm mát rõ rệt ngay tức thì và ngăn chặn tình trạng hôi miệng do răng sâu một cách hiệu quả tuy nhiên không duy trì được lâu. Súc miệng mỗi ngày bằng nước súc miệng chuyên dụng sau khi đánh răng hoặc sau khi ăn cơm xong sẽ giúp loại bỏ nốt những vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng, giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng và hơi thở có mùi do răng sâu.
Ngoài ra bạn đừng quên, nước muối cũng là một loại nước súc miệng hiệu quả, dễ tìm, dễ sử dụng giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn ở khoang miệng, lưỡi và cổ họng, giảm tình trạng hôi miệng do răng sâu dần dần về lâu dài.
3.3 Nhai lá bạc hà hoặc táo
Lá bạc hà chứa nhiều tinh chất dầu thơm, nhiều vi chất và được biết đến với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm cao. Cách đơn giản nhất là bạn nhai sống lá bạc hà hoặc nhai cùng muối hoặc chanh sẽ giúp làm sạch răng miệng tốt hơn, tăng cường hiệu quả trị hôi miệng.
Ngoài ra, thường xuyên ăn táo giảm mùi hôi hiệu quả. Nhờ vào việc táo giàu polyphenol, đây là chất có thể làm sạch răng miệng tự nhiên khi ăn và tiêu diệt vi khuẩn gây mùi trong miệng.
3.4 Vệ sinh răng miệng đúng cách
Đây là mấu chốt của mọi vấn đề răng miệng, không chỉ riêng vấn đề sâu răng hôi miệng. Việc vệ sinh răng miệng không đầy đủ và sai cách dẫn đến việc không làm sạch được câc mẩu thức ăn còn đọng lại trên răng, từ đó khiến vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn, gây sâu răng và tạo nên mùi hôi khó chịu.
Chải răng đúng cách theo vòng tròn hoặc chiều dọc thân răng là cách chải răng đúng, giúp dễ dàng làm sạch bề mặt răng, loại bỏ thức ăn thừa mà không làm hại đến cổ răng. Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày buổi sáng và trước khi đi ngủ hoặc sau khi ăn 30 phút là những việc cơ bản để giữ vệ sinh răng miệng tốt hơn. Bên cạnh đó, để loại bỏ thưc săn ở kẽ răng, bạn không nên sử dụng tăm vì có thể gây chảy máu nướu, vi khuẩn sẽ tấn công dẫn đến viêm nướu, khiến miệng sẽ có mùi hôi. Sử dụng chỉ nha khoa nhẹ nhàng để làm sạch kẽ răng là cách an toàn nhất cho sức khỏe nướu.
4. Điều trị hôi miệng do sâu răng tại nha khoa
Không chỉ do sâu răng, hôi miệng cũng là biểu hiện phổ biến của một số bệnh lý răng miệng như cao răng, viêm nướu,… Thăm khám nha khoa và lấy cao răng định kỳ mỗi 6 tháng sẽ giúp bạn có hàm răng sạch khỏe, dễ dàng phát hiện bệnh lý răng miệng để điều trị từ sớm. Nếu không kiểm soát và điều trị bệnh lý răng miệng, nhất là sâu răng thì sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của toàn bộ răng và khiến hơi thở luôn có mùi khó chịu.
Tuy nhiên, bạn nên tìm đến những nha khoa uy tín và bác sĩ giàu kinh nghiệm để tránh điều trị răng sâu không triệt để và gây kích ứng nướu. Trám răng là biện pháp bịt lại lỗ sâu bằng các chất liệu nhân tạo, giúp răng sâu khôi phục được lại hình dạng ban đầu. Khi điều trị răng sâu bằng cách này, mùi hôi miệng cũng sẽ được cải thiện dần do các nha sĩ sẽ làm thủ thuật để làm sạch lỗ sâu, loại bỏ vi khuẩn gây mùi, ngăn không cho vi khuẩn tồn tại và phát triển thêm.
Hy vọng bài viết này đã phần nào giải đáp giúp bạn nguyên nhân răng sâu bị hôi, từ đó dễ dàng tìm ra được gốc rễ của vấn đề để có thể loại bỏ tình trạng này một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Không chỉ khiến mọi người thiếu tự tin khi nói chuyện, giao tiếp mà hôi miệng còn cảnh báo sức khỏe răng miệng đang bị đe dọa, cần phải được điều trị kịp thời. Vậy hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì và cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây!
1. Tìm hiểu về hôi miệng
Theo nhiều nghiên cứu, có tới hơn 40% dân số mắc tình trạng hôi miệng. Hôi miệng hay còn được gọi là hơi thở có mùi, là tình trạng mùi hôi phát ra trong khoang miệng của mọi người. Hôi miệng có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào với các mức độ từ nhẹ cho tới nghiêm trọng.
Hơi thở có mùi do sự kết hợp, phản ứng của các hợp chất lưu huỳnh bay hơi trong khoang miệng. Do đó, mọi người có thể dễ dàng nhận biết bản thân hoặc người đối diện có bị hôi miệng không thông qua hơi thở khi nói chuyện, ăn uống…
Tình trạng hôi miệng kéo dài ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của rất nhiều người. Khi bị hôi miệng, mọi người thường rất dễ cảm thấy tự ti và e ngại trong giao tiếp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hôi miệng như do ăn uống, mắc bệnh lý nha khoa, bệnh lý toàn thân…
Hôi miệng là tình trạng hơi thở cò mùi do phản ứng của các hợp chất lưu huỳnh trong khoang miệng
2. Hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì?
Các chuyên gia về nha khoa nhận định, hôi miệng không phải là bệnh mà có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm như:
2.1. Các bệnh lý răng miệng
Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng hôi miệng là do mắc các bệnh lý nha khoa nguy hiểm như:
– Viêm lợi
– Viêm nha chu
– Sâu răng
– Viêm tủy răng
– Viêm quanh chóp
– Áp xe tủy răng
– Viêm xương hàm…
Vi khuẩn, vi sinh vật có hại là tác nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý nguy hiểm kể trên. Sự phát triển quá mức của vi khuẩn không chỉ tấn công răng nướu mà còn gây hôi miệng bởi sự phản ứng của các chất lưu huỳnh. Ngoài ra, các chất thải của vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh cũng thường khiến cho khoang miệng của mọi người có mùi hôi, khó chịu.
2.2. Các bệnh lý toàn thân
Không chỉ là triệu chứng của các bệnh lý nha khoa nguy hiểm, hôi miệng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe toàn thân đang bị đe dọa bởi các bệnh lý nguy hiểm sau đây:
– Bệnh về phổi: Viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, ung thư phổi… khiến hơi thở có mùi khó chịu do vi khuẩn, mùi hôi từ dịch nhầy tích tụ tại cơ quan này theo đường thở thoát ra ngoài.
– Bệnh về đường hô hấp: Viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm VA… cũng là những bệnh lý thường gây ra mùi khó chịu trong hơi thở của mọi người.
– Bệnh về đường tiêu hóa: Các bệnh như viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, hở van dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản khiến thức ăn bị đọng lại hoặc trào lên vùng vòm họng khiến hơi thở có mùi hôi.
– Bệnh gan như suy gan, ung thư gian,… khiến khả năng phân giải độc tố bị suy yếu, nồng độ amoniac trong máu tăng cao làm cho hơi thở thường có mùi nồng khó chịu.
– Bệnh mạn tính, tiểu đường… khiến cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng kém tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây hôi miệng dễ dàng tấn công.
Hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì theo các bác sĩ nha khoa là dấu hiệu của một số bệnh lý nha khoa, bệnh lý toàn thân
3. Chăm sóc răng ngừa hôi miệng
Theo các bác sĩ Nha khoa Thu Cúc TCI, xây dựng một chế độ vệ sinh và chăm sóc răng miệng khoa học có thể cải thiện tình trạng sức khỏe hàm răng và ngăn ngừa hơi thở có mùi.
– Đánh răng: Ít nhất 2 lần/ngày bằng kem đánh răng chứa Flour, sử dụng bàn chải lông mềm, mảnh và súc miệng kỹ lưỡng sau khi vệ sinh răng miệng. Đối với những vị trí khó chải răng như kẽ răng, mọi người có thể sử dụng chỉ tơ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch.
– Cạo lưỡi: Lưỡi là vị trí thường bị bỏ qua trong lúc vệ sinh răng miệng và vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng ở môi trường này. Do đó, mọi người cần làm sạch bề mặt lưỡi thường xuyên trong quá trình chải răng bằng các dụng cụ phù hợp.
– Vệ sinh dụng cụ chải răng sạch sẽ ngay sau khi đánh răng và để ở nơi thoáng, khô ráo để tránh tạo môi trường cho các loại vi khuẩn có hại phát triển.
– Thay mới bàn chải thường xuyên hoặc khi thấy bàn chải bị xù lông, mòn và gây đau, chảy máu trong quá trình vệ sinh.
– Không để cơ thể thiếu nước bởi điều này có thể gây ra sự mất cân bằng vi sinh vật trong khoang miệng, khiến tuyến nước bọt hoạt động bất thường, là nguyên nhân khiến hôi miệng dễ dàng xảy ra.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế thực phẩm có đường, có mùi nồng, đồ uống có cồn, có gas…
– Không hút thuốc, sử dụng các chất kích thích bởi ngoài ảnh hưởng tới sức khoẻ gan, thận, phổi… thì trong những thứ này còn chứa nhiều chất độc hại gây hôi miệng.
– Lấy cao răng thường xuyên và thăm khám nha khoa định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để chủ động điều trị các bệnh lý ngay khi ở giai đoạn khởi phát, mức độ nhẹ.
Chăm sóc răng miệng đúng cách, lấy cao răng thường xuyên giúp ngăn ngừa tình trạng hôi miệng
Như vậy, hôi miệng là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý nha khoa, bệnh lý toàn thân. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và còn khiến mọi người ngần ngại khi giao tiếp. Bởi vậy, mọi người cần tới nha khoa để được bác sĩ kiểm tra sớm và điều trị kịp thời.
Chỉ vì hôi miệng mà nữ sinh xinh đẹp này mãi vẫn không có bạn trai, đến khi có thì liên tục bị chia tay phũ.
Mới đây, bác sĩ Hồng Vĩ Kiệt – một bác sĩ gia đình nổi tiếng người Trung Quốc đã chia sẻ về một trường hợp bệnh khá đặc biệt. Bệnh nhân là một nữ sinh viên đại học có vẻ ngoài xinh đẹp ngọt ngào như hot girl, 20 tuổi. Nữ sinh đến phòng khám của bác sĩ Hồng để chữa hôi miệng.
Theo nữ sinh này, vì vấn đề hôi miệng quá rõ ràng nên đã ảnh hưởng đến việc giao tiếp, kết bạn và cả đường tình duyên của cô. Cũng chỉ vì hôi miệng nên mặc dù rất xinh nhưng cô mãi vẫn không có bạn trai, đến khi có thì liên tục bị chia tay phũ.
Để làm rõ tính nghiêm trọng của bệnh, nữ sinh đại học không ngại chia sẻ, vì hôi miệng nên bạn trai đầu tiên đã chia tay cô ngay khi hai người đang đi ăn. Sau đó cô muốn theo đuổi một chàng trai khác thì nhận được câu trả lời: “Chúng ta vẫn nên là bạn thôi”.
Cuối cùng, cô cũng hẹn hò với một chàng trai chịu đưa cô đi chữa răng nhưng tình trạng hôi miệng vẫn không cải thiện, cuối cùng mối quan hệ đổ vỡ.
Bác sĩ Hồng sau đó đã kiểm tra khoang miệng của nữ sinh viên và phát hiện có một cục u màu vàng nhạt và sáng, giống như mủ mắc kẹt ở phía sau cổ họng, ngăn dịch nhầy nước mũi không thoát được, bị chèn ép trong cổ họng.
Cộng thêm tình trạng đầy hơi, trào ngược axit, mùi hôi của cả hai hòa vào nhau rồi tỏa ra từ miệng của nữ sinh viên, dẫn đến tình trạng hôi miệng nghiêm trọng.
Sau đó, bác sĩ Hồng đã kê một số loại thuốc để giảm bớt các vấn đề về nước mũi và axit dạ dày của nữ sinh viên, cuối cùng bệnh hôi miệng cũng thuyên giảm.