Hôi miệng từ lâu đã trở thành cơn ác mộng của nhiều người. Có thể nói đây là một bệnh lý khó nói, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại mang nhiều phiền toái cho cuộc sống. Vậy hôi miệng là bệnh lý như thế nào, cách điều trị và phòng ngừa ra sao?
Bạn biết gì về hội chứng hơi thở có mùi?
Hơi thở có mùi, hay dân gian còn gọi là hôi miệng, đây là một tình trạng sức khỏe gây ảnh hưởng đến khoảng 30% dân số trên thế giới. Một số thuật ngữ y tế bổ sung bao gồm stomatodysodia, fetor oris và ozostomia. Dù xuất phát từ thuật ngữ nào thì phần lớn mùi hôi đều xuất phát từ khoang miệng. Theo nghiên cứu của học viện nha khoa, có tới 90% trường hợp hôi miệng từ miệng, cổ họng và amidan. Nếu tình trạng này không cải thiện sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng các dung dịch nha khoa thì chứng tỏ bệnh đã trở nên mãn tính.
Bạn có biết rằng trong miệng chúng ta tồn tại rất nhiều vi khuẩn. Có thể nói lượng vi khuẩn trong miệng chúng ta còn nhiều hơn lượng vi trùng trong bồn cầu. Chúng là những vi khuẩn kỵ khí sẽ tấn công các protein từ thức ăn dư thừa bám trên kẽ răng sinh ra hợp chất lưu huỳnh. Đồng thời các vi khuẩn cũng tiết ra chất thải hydro sunfua (mùi trứng thối), metyl mercaptan (mùi bắp cải thối), putrescine, cadaverine, những chất có mùi này bám trên bề mặt lưỡi, cổ họng và khu vực amidan mà chúng ta thường thấy các bợn trắng đóng trên bề mặt lưỡi.
Khoang miệng là nơi có rất nhiều vi khuẩn
Có những nguyên nhân chính nào gây ra?
Khoang miệng mất cân bằng pH: biểu hiện thường thấy nhất là miệng khô và lưỡi có bợn trắng. Miệng khô chính là một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn kỵ khí phát triển. Ngoài ra còn một số nguyên nhân như hút thuốc lá, uống bia rượu cũng ảnh hưởng đến khoang miệng. Hầu hết mọi người thường cảm thấy hơi thở nặng mùi nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy vì do thiếu nước bọt trong khi ngủ.
Khô miệng làm khoang miệng mất cân bằng độ pH
Chăm sóc răng miệng kém: việc vệ sinh răng miệng không kỹ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ ở răng và nướu. Nếu vi khuẩn bám trụ ở bề mặt răng trong thời gian dài sẽ tạo thành một lớp gọi là màng sinh học hay còn gọi là mảng bám vôi răng. Thời gian lâu ngày mảng bám sẽ cứng lại và phá hủy mô nướu, gây viêm lợi, nha chu và chảy máu chân răng. Những lỗ hỏng ở răng, kẽ răng sẽ là nơi ẩn trú lý tưởng của vi khuẩn, đồng thời máu chảy ra từ chân răng cũng là một nguồn nhiên liệu để vi khuẩn sản sinh và phát triển.
Bệnh tật cơ thể: theo nghiên cứu có khoảng 10% người bị hôi miệng do một số bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, viêm đường hô hấp, nóng gan… Khi mắc các bệnh này người bệnh thường thấy khô miệng, mùi hôi xuất phát từ trong cơ thể đi ra. Ngoải ra việc dùng một số thuốc trị bệnh cũng gây ra tình trạng khô miệng vì chúng làm giảm sản xuất nước bọt.
Triệu chứng và cách nhận biết
Hầu hết các triệu chứng của hôi miệng xuất phát từ nguyên nhân gây ra. Các triệu chứng thường gặp là miệng khô, trong miệng có vị kim loại đắng, bề mặt lưỡi có rêu trắng hoặc bợn lưỡi. Ngoài ra do một số bệnh lý nên người bệnh thường hay có cảm giác khó nói hoặc khó nuốt ở họng, nóng rát ở cổ họng hay chảy dịch ở mũi, có đờm ở họng. Đây là những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh viêm nhiễm đường hô hấp là nguyên nhân gây ra hôi miệng.
Cách tốt nhất để xác định đúng tình trạng hơi thở của mình là đến gặp bác sĩ hay chuyên gia về vấn đề hôi miệng. Ở đây bạn sẽ được kiểm tra nồng độ hơi thở của mình bằng máy Halimeter của Tiến sĩ Harold Katz. Thiết bị này sử dụng cảm biến kỹ thuật để đo nồng độ hydro sunfua trong hơi thở ở miệng. Đây được đánh giá là thiết bị đo hơi thở chính xác nhất từ trước đến nay.
Máy đo nồng độ hơi thở Halimeter
Các phương pháp điều trị
Chăm sóc răng miệng đúng cách: khi có những triệu chứng hơi thở có mùi cần sử dụng các sản phẩm chuyên dụng như kem đánh răng, nước súc miệng đã có minh chứng trong điều trị hôi miệng. Đồng thời sử dụng dụng cụ chăm sóc răng miệng đúng chuẩn gồm bàn chải mềm, chỉ nha khoa và cạo lưỡi. Việc chăm sóc răng miệng đúng cách, toàn diện sẽ giúp loại bỏ các mảnh thức ăn thừa còn sót lại là nguồn nuôi dưỡng cho vi khuẩn phát triển và sản sinh ra lưu huỳnh. Thỉnh thoảng nên đánh răng bằng baking soda giúp trung hòa lượng axit trong khoang miệng.
Sử dụng bộ chăm sóc răng miệng đạt chuẩn để phòng ngừa và điều trị hôi miệng
Kích thích tiết nước bọt giảm khô miệng: có thể thực hiện bằng cách nhai kẹo cao su, hoặc kẹo bạc hà không đường, có chứa xylitol sẽ vừa kích thích tuyến nước bọt, vừa không lo sâu răng.
Bổ sung các vitamin và dưỡng chất bằng cách ăn nhiều rau xanh và trái cây. Các vitamin giúp loại bỏ các chất nhày và độc tố trong khoang miệng.
Ngoài ra bỏ túi một vài mẹo nhỏ để phòng ngừa hơi thở có mùi cũng rất quan trọng. Nên uống trà hằng ngày, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế dùng các chất có chứa cafein, cồn, thuốc lá và các thức ăn có mùi hăng nặng như hành, tỏi.
Có thể bạn quan tâm:
tôi vệ sinh răng miệng rất kỹ nhưng vẫn thấy có mùi hôi. tôi không biết nguyên nhân do đâu tôi bị hôi miệng, có cảm giác mùi hôi ở dưới bụng đi lên. nhờ bác sĩ tư vấn dùm.
Chào bạn Trung, trường hợp của bạn bị bao lâu rồi, trong khoảng thời gian vừa qua bạn đã điều trị thuốc nào chưa ? Để được tư vấn cụ thể bạn cho chúng tôi xin thêm thông tin nhé hoặc liên hệ qua hotline : 02543 921 527 . Cảm ơn bạn