Gỡ rối: Hôi miệng có di truyền không?

Hội chứng hơi thở có mùi (hôi miệng) có lẽ là bệnh lý được bàn cãi nhiều nhất với nhiều vấn đề xoay quanh như nguyên nhân gây ra và giải pháp nào điều trị hiệu quả? Nhưng có lẽ có một vấn đề khiến nhiều người thắc mắc đó là bệnh hôi miệng có di truyền không? Câu hỏi này cũng đã khiến nhiều người rơi vào những tình huống dở khóc dở cười. Vậy thì thông qua bài viết này bạn sẽ tự mình trả lời được câu hỏi trên nhé.

Hôi miệng có do di truyền không?

Theo ước tính của một số nhà khoa học thì có khoảng 65% người Mỹ có hơi thở hôi, trong đó có 40 triệu người Mỹ mắc phải căn bệnh hôi miệng mãn tính. Nhưng kết quả điều tra cho thấy 90% người bị hôi miệng là do có vấn đề từ trong khoang miệng.

thong-ke-ty-le-nam-nu-bi-hoi-mieng

Thống kê tỷ lệ nam nữ mắc bệnh hôi miệng

Thông thường bệnh hôi miệng phụ thuộc vào môi trường bên trong khoang miệng. Chỉ khi nào khoang miệng xuất hiện các vấn đề viêm nhiễm mới xảy ra tình trạng hôi miệng. Biểu hiện thường thấy là lưỡi có bợn trắng hoặc rêu lưỡi, mảng bám ở chân răng hoặc thậm chí là có biểu hiện chảy máu ở chân răng. Ngoài ra do các mảnh thức ăn còn sót lại trên bề mặt lưỡi, kẽ răng sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển. Khi đó các vi khuẩn tiết ra một tổ hợp chất lưu huỳnh có mùi hôi khó chịu. Chúng len lỏi di chuyển đến phổi, nơi hơi thở được phát ra.

Ngoài nguyên nhân xuất phát từ khoang miệng thì bệnh hôi miệng còn do một số bệnh lý khác như dạ dày, viêm đường hô hấp hay rối loạn chức năng gan. Thông qua các phân tích trên đây ta có thể khẳng định không có trường hợp hôi miệng do di truyền.

Hôi miệng là bệnh lý không phải do di truyền và cũng không phải là một căn bệnh lây nhiễm. Chưa từng có trường hợp nào mà vi khuẩn gây mùi lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như phòng tránh các bệnh lây nhiễm khác, bạn cũng không nên dùng chung các dụng cụ vệ sinh răng miệng với người đang có vấn đề viêm nhiễm vùng miệng.

image006

Thống kê nguyên nhân gây ra hôi miệng

Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị?

  • Chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách.

Bạn nên sử dụng loại bàn chải chuyên dụng kết hợp chỉ nha khoa để có thể loại bỏ hết các mảng bám và mảnh vụn thức ăn còn sót lại trên các kẽ răng. Từ đó hạn chế được sự phát triển của các vi khuẩn sản sinh ra các tổ hợp khí lưu huỳnh gây mùi hôi.

  • Súc miệng bằng nước muối ấm, hoặc các dung dịch nước súc miệng chuyên dụng dành cho răng miệng để đạt hiệu quả tốt hơn.
  • Kiểm tra nha khoa định kỳ để phòng ngừa các bệnh về răng miệng.

Có thể bạn quan tâm:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top